featured image

Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh online hiệu quả

27 Mar 2023

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới. Nếu bạn đang ấp ủ những ý tưởng kinh doanh độc đáo thì đừng ngần ngại bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh online ngay hôm nay bởi đây chính là nền tảng quan trọng giúp cho hoạt động kinh doanh của bạn thành công rực rỡ. Cùng Aemi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh online

ke-hoach-kinh-doanh-online

Kế hoạch kinh doanh online là gì?

Kế hoạch kinh doanh online là tiền đề quan trọng giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh. Bản kế hoạch cần mô tả được chiến lược phát triển cùng các hoạt động marketing, bán hàng, kế hoạch tài chính, phân công nhân sự.

Lợi ích của kế hoạch kinh doanh online

Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh online có nhiều lợi ích đối với chặng đường kinh doanh dài lâu của bạn, bao gồm:

  • Các chiến lược ngắn hạn và dài hạn đồng bộ đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ hiểu rõ điểm yếu điểm mạnh của doanh nghiệp so với thị trường
  • Tối đa daonh số bán hàng nhờ triển khai hoạt động marketing bán hàng hiệu quả
  • Tiết kiệm chi phí nhờ việc phân bổ nguồn vốn thông minh.
  • Hạn chế rủi do và có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh online

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động bán hàng hiệu quả. Việc nắm bắt quy mô thị trường, chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà bán có những chiến lược phát triển phù hợp. Hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường có thể sẽ mang tới cho bạn những ý tưởng kinh doanh mới mẻ và độc đáo.

nghien-cuu-thi-truong

Nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, nhà bán hàng cần tập trung vào các thông tin như:

  • Xu hướng và sự phát triển của ngành hàng: Những thay đổi trong môi trường kinh doanh, quy mô của thị trường…
  • Đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu như nhân khẩu học, quan điểm, kỳ vọng, rào cản mua hàng. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng.
  • Đối thủ cạnh tranh: Đánh giá và so sánh với các đối thủ cùng phân khúc để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

2. Thiết lập mục tiêu kinh doanh

muc-tieu-kinh-doanh-smart

Thiết lập mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu không chỉ thể hiện định hướng phát triển, những giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đạt được mà nó còn là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh của thương hiệu đó. Vì vậy mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí SMART, cụ thể như sau:

  • Mang tính cụ thể (S-Specific)
  • Đo lường được (M-Mesurable)
  • Có khả năng thực hiện (A-Achievable)
  • Mang tính thực tế (R-Realistic)
  • Có giới hạn thời gian (T-Timetable)

3. Định vị và xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu quyết định danh tiếng và giá trị của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đừng chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, hãy tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Để định vị thành công doanh nghiệp cần xác định thế mạnh và sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ mình đang cung cấp. Bên cạnh đó hãy tạo dựng một hình ảnh đồng bộ thống nhất trong các chiến dịch truyền thông để khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.

4. Xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng

Từ mục tiêu của dự án bạn cần triển khai kế hoạch kinh doanh bám sát mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing bán hàng theo các giai đoạn.

ke-hoach-marketing-ban-hang-kinh-doanh-online-hieu-qua

Xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng

Một số kênh Markting, bán hàng mà doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng:
  • Website: Triển khai các hoạt động SEO, SEM để tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Sàn Thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok Shop
  • Các kênh Social Media: facebook, Instagram, youtube

Mỗi kênh bán hàng sẽ cần có các phương pháp tiếp cận khách hàng khác nhau. Chính vì vậy để kinh doanh online hiệu quả thời 4.0 bạn cần đa dạng chiến dịch marketing của mình. Hoạt động marketing và bán hàng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi để bán được hàng, người tiêu dùng cần biết đến sản phẩm của bạn thông qua các hoạt động truyền thông.

5. Thiết lập ngân sách, kế hoạch tài chính cho kế hoạch kinh doanh online

ke-hoach-tai-chinh-kiem-soat-dong-tien

Thiết lập ngân sách, kế hoạch tài chính

Hãy dự kiến ngân sách cho từng hoạt động trong kế hoạch kinh doanh để có thể chủ động về mặt tài chính. Công việc này sẽ giúp bạn phân bổ ngân sách một cách thông minh và hiệu quả. Một số hạng mục chính bạn cần dự kiến ngân sách đó là:

  • Đầu tư vào phát triển hệ thống: Phần cứng; Phần mềm và xây dựng phát triển website, kênh bán hàng online.
  • Chi phí marketing, quảng cáo.
  • Chi phí thành lập, pháp lý, giấy phép kinh doanh.
  • Trả lương cho nhân viên.
  • Các chi phí khác: văn phòng, điện nước, thiết bị,…

Đừng quên dự kiến dòng doanh thu giả định để có thể đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp trong suốt chiến dịch.

6. Phân công nhân sự

Phân chia nhân sự phù hợp

Phân chia nhân sự phù hợp

Doanh nghiệp có thể phân chia nhân sự theo các bộ phận. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một chức năng đảm bảo việc vận hành quy trình bán hàng được thực hiện hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp bán hàng online bao gồm:

  • Giám đốc: Hoạch định kế hoạch các dự án. kiểm tra, điều phối công việc trong công ty, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các bộ phận của công ty.
  • Bộ phận Marketing: Nghiên cứu tiếp cận thị trường, lên kế hoạch Marketing tìm kiếm khách hàng, đưa dịch vụ của công ty tiếp cận và thu hút khách hàng tốt nhất.
  • Bộ phận Kinh doanh: Theo dõi quá trình hệ thống hoạt động, xử lý giao dịch phát sinh, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
  • Bộ phận thu mua: Làm việc với nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển đảm bảo nguồn hàng, số lượng tồn kho cho các hoạt động bán hàng.
  • Bộ phận Nhân sự và Kế toán: Quản lý điều phối, luân chuyển nhân sự, thống kê tài chính công ty.

7. Dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro cho kế hoạch kinh doanh

Dự phòng rủi ro cho kế hoạch kinh doanh

Khi tiến hành kinh doanh online bạn cần xây dựng kế hoạch dự phòng rủi ro để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể một số rủi ro nhà bán hàng cần dự phòng đó là:

Rủi ro về nguồn hàng:

  • Số lượng hàng không đảm bảo
  • Chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng do vận chuyển
  • Thời hạn sử dụng ngắn, cần tiêu thụ nhanh chóng.
  • Số lượng tồn kho nhiều.

Rủi ro trong môi trường kinh doanh trực tuyến:

  • Kênh bán hàng bị bị tấn công.
  • Cổng thanh toán điện tử bảo trì
  • Không đủ yêu cầu chứng chỉ về bảo mật thông tin khách hàng.
  • Bị đối thủ khác chơi xấu, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp

8. Giám sát và đánh giá hiệu quả kinh doanh online

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh online là việc doanh nghiệp nên thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá kết quả sẽ giúp bạn biết rằng doanh nghiệp của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không. Từ đó có những phương án phát triển phù hợp hơn.

danh-gia-hieu-qua-ke-hoach-kinh-doanh-online

Giám sát và đánh giá hiệu quả kinh doanh online

Một số chỉ số doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả bán hàng online đó là:

  • Doanh thu
  • Tỉ lệ chuyển đổi
  • Traffic, lượt tiếp cận
  • ROI (Tỷ suất hoàn vốn) 

Lời kết

Trên đây là 8 bước đơn giản để bạn có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh online hiệu quả. Một kế hoạch chi tiết sẽ là kim chỉ nam dẫn lối doanh nghiệp của bạn đến với thành công. Vì vậy đừng bỏ qua bước quan trọng này khi bắt đầu kinh doanh nhé!