Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, tuyệt đối đừng bỏ qua top mô hình kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam mà Aemi đề cập trong bài viết này nhé!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một bản kế hoạch được thể hiện dưới dạng văn bản hay đồ họa. Trong đó, bạn cần chỉ rõ sản phẩm bạn kinh doanh là gì, khách hàng của bạn là ai, cách thức kinh doanh và kỳ vọng lợi nhuận như thế nào.
Bản kế hoạch này được xem là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển hiệu quả, hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp không thể thiếu một mô hình kinh doanh phù hợp.
Những mô hình kinh doanh phổ biển hiện nay
1. Mô hình bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là phương thức kinh doanh đơn giản và phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Thay vì sử dụng các đơn vị trung gian như đại lý phân phối, bạn sẽ tự cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Quy trình được rút ngắn sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cung cầu, chất lượng sản phẩm. Sự thành công của Dell chính là ví dụ điển hình cho việc áp dụng mô hình kinh doanh này.
2. Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện
Kinh doanh trên nền tảng đa diện là mô hình mà nhà bán hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nhà bán hàng đóng vai trò là đối tác đáp ứng cho cả nhà cung cấp và khách hàng.
Ví dụ điển hình cho mô hình này là sự phát triển của Aemi – nền tảng cung cấp sỉ mỹ phẩm tại Việt Nam. Với hơn 3000+ sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, Aemi không chỉ là điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng mua lẻ mà còn là nguồn hàng uy tín cho các nhà bán hàng kinh doanh mỹ phẩm.
3. Mô hình tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là phương thức kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người dùng thông qua các nền tảng trực tuyến như Tiktok, Facebook, Instagram. Người làm affiliate sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng thực hiện mua hàng qua link tiếp thị.
Shopee, Lazada là một trong những ví dụ điển hình trong việc áp dụng mô hình này. Dự đoán mô hình này sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ trong năm 2023.
4. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử là một trong những sân chơi sôi động nhất hiện nay. Bởi phương thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận tới lượng khách hàng lớn sẵn có.
Ngoài ra, bán hàng trên sàn thương mại điện tử còn có khả năng hỗ trợ người bán, người mua tốt hơn nhiều so với các phương thức khác. Điểm chung của các sàn TMĐT hiện nay đó chính là đều có những chính sách, quy định điều lệ để đảm bảo quyền lợi các bên tham gia.
Thêm vào đó, khách hàng ngày càng ưu tiên việc mua sắm trực tuyến bởi sự tiện lợi, đa dạng và nhanh chóng. Vì vậy, để bắt kịp xu thế chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua mô hình này.
5. Mô hình kinh doanh Một đổi Một
Một đổi một là hình thức kinh doanh độc đáo, mới lạ ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Ngoài tập trung vào lợi nhuận cho doanh nghiệp, phương thức này còn mang tới giá trị cho xã hội. Doanh nghiệp lựa chọn những chiến dịch đầy tính nhân văn để thể hiện tính cách thương hiệu và giá trị sản phẩm. Ứng dụng mô hình này giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Ví dụ cho mô hình này đó là chiến dịch quỹ cặp lá yêu thương của Coolmate. Thương hiệu sẽ trích ra 10% doanh thu để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Việc mua một chiếc áo đồng nghĩa với việc bạn đang ủng hộ vào quỹ từ thiện.
6. Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký
Kinh doanh theo hình thức đăng kí là mô hình thu lợi nhuận từ phí dịch vụ mà người dùng phải trả cho sản phẩm theo thời hạn. Chi phí sẽ dựa trên các cấp độ của sản phẩm và thời gian sử dụng. Mang tới khách hàng trải nghiệm mới mẻ thú vị chính là bí quyết thành công cho mô hình này.
Các ứng dụng giải trí như Spotify, Netflix… là những minh chừng thành công cho phương thức kinh doanh này.
7. Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mà cá nhân hay tổ chức cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Hoạt động của các bên tham gia sẽ được kiểm soát bằng những ràng buộc tài chính, hợp đồng. Đây là phương thức kinh doanh được ứng dụng rộng rãi trong ngành ẩm thực, đồ uống…
Mô hình này vừa giúp bên nhượng quyền mở rộng quy mô, vừa phù hợp với những đơn vị còn hạn chế về nguồn lực. Ví dụ cho mô hình này đó là sự phát triển các thương hiệu như Mixue, KFC, Lotteria, McDonald’s…
Những lưu ý khi lựa chọn mô hình kinh doanh
1. Tiềm năng của mô hình
Dựa vào xu hướng thị trường bạn có thể xác định được quy mô, phân khúc thị trường mục tiêu. Từ đó xác định đối tượng khách hàng mà mình sẽ đáp ứng. Cùng với những phân tích về nguồn lực, bạn có thể lựa chọn một phương án có tiềm năng phát triển nhất.
2. Mức độ cạnh tranh
Việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm thấy những cơ hội và thách thức. Từ đó tạo ra điểm khác biệt và hoàn thiện kế mô hình kinh doanh của mình.
3. Lựa chọn kênh phân phối phù hợp
Kênh phân phối sẽ là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Chính vì vậy nó sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bạn. Việc cân nhắc lựa chọn kênh phân phối tối ưu phù hợp với đặc tính sản phẩm, ngành hàng vô cùng quan trọng.
4. Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Bạn cần lựa chọn phương án kinh doanh đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính. Hãy cân nhắc giữa chi phí, thời gian hoàn vốn, khả năng sinh lời kỳ vọng để đưa những quyết định phù hợp.
Lời kết
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hơp là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy để đưa ra quyết định đúng đắn, doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn tỉ mỉ. Hy vọng những thông tin mà Aemi tổng hợp trong bài viết có thể giúp bạn tìm ra mô hình kinh doanh hiệu quả nhất.
Đăng ký tài khoản tại Aemi ngay để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về thị trường truyền thông nhé!