D2C là một trong những mô hình kinh doanh được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây cũng là cái tên không ít lần được các nhà đầu tư nhắc đến trên diễn đàn kinh tế. Vậy làm sao để hiểu rõ về mô hình này và áp dụng nó vào thực tế hiệu quả? Hãy cùng Aemi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mô hình D2C là gì?
D2C (Direct to Customer) được hiểu là hình thức bán hàng trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm của mình tới khách hàng thông qua cửa hàng chính hãng hay website, sàn TMĐT mà không qua kênh trung gian như đại lý, cửa hàng bán lẻ… Với mô hình này, khi nhận được thông tin đặt hàng từ khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ thực hiện xác nhận và xử lý đơn hàng. Ưu điểm khi áp dụng D2C đó là bạn sẽ sở hữu và kiểm soát toàn bộ quy trình cung cầu và dữ liệu bán hàng. Từ đó, dễ dàng hoàn thiện và tối ưu quy trình bán hàng. Đồng thời xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Mô hình D2C áp dụng cho lĩnh vực nào?
Tất cả mọi ngành nghề đều có thể áp dụng mô hình D2C để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên ngành hàng phù hợp nhất với mô hình D2C là ngành hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, quần áo…
Tiêu biểu cho mô hình này là thương hiệu mỹ phẩm M.O.I và Lemonade Cosmetics.
Lý do mô hình D2C được đánh giá cao
Có thể thấy D2C chính là con đường ngắn nhất dẫn tới thương hiệu thành công, phá đảo thị trường. Đặc biệt mô hình này được doanh nghiệp đánh giá cao bởi các lý do sau:
1. Nâng cao nhu cầu trải nghiệm dịch của người tiêu dùng
Mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng cao, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy để thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm của mình, thương hiệu cần trở nên khác biệt. Bên cạnh hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng ta cần nâng cao trải nghiệm người dùng. Và D2C chính là phương án tốt nhất để bạn hiểu về mong muốn của khách hàng. Từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng về sàn phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
2. Cơ sở để cải thiện chất lượng sản phẩm
Đánh giá từ khách hàng chính là cơ sở quan trọng để bạn thực hiện cải tiến sản phẩm. Từ đó tạo ra những sản phẩm thiết thực nhất, đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng. Hoạt động này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể trong khâu sản xuất.
3. Nghiên cứu thị trường
Khi áp dụng mô hình D2C, bạn có thể dễ dàng thu thập các thông tin về trải nghiệm mua sắm, hành vi, thói quen của các nhóm khách hàng. Đó sẽ là cơ sở để bạn xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả hay các chiến dịch marketing bùng nổ hơn.
4. Quản lý tình hình kinh doanh một cách chính xác
Loại bỏ sự tham gia của các bên thứ 3, D2C sẽ giúp bạn quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh của mình. Các dữ liệu như số lượng hàng bán ra, tồn kho thực tế, doanh thu, lợi nhuận, chi phí… sẽ được tổng hợp và thống kê định kì. Những bản báo cáo đó sẽ là cơ sở giúp bạn kiểm soát hiệu quả của hoạt động bán hàng và đưa ra giải pháp kịp thời.
Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình D2C
Sử dụng mô hình D2C, Thương hiệu sẽ tận dụng được nguồn dữ liệu bán hàng chất lượng. Từ đó có thể chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu khách hàng, cải tiến sản phẩm hay xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Đồng thời tối ưu quy trình vận hành và nâng cao uy tín với khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, thương hiệu cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức, rủi ro tiềm ẩn bởi mô hình này còn khá mới mẻ. D2C đã và đang mở ra cuộc đua về chất lượng, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ của thương hiệu phải được nâng cao và hoàn thiện mỗi ngày.
Cách ứng dụng mô hình D2C hiệu quả
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, để ứng dụng mô hình D2C hiệu quả, bạn cần liên tục cập nhập các xu hướng mới. Đồng thời nhạy bén trong việc xây dựng chiến lược, lựa chọn kênh phân phối phù hợp với hành vi của người tiêu dùng.
Dưới đây là lưu ý để bạn có thể áp dụng mô hình D2C hiệu quả trong thời đại 4.0:
Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành hàng
Để áp dụng mô hình D2C hiệu quả, bạn nên chọn những ngành hàng đang dẫn đầu xu thế, như bán lẻ mỹ phẩm và thời trang… Bên cạnh đó, việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến cũng rất quan trọng để tiếp cận thị trường. Bởi những mặt hàng này thường dễ dàng tiếp cận và thuyết phục người tiêu dùng qua các kênh online.
Tối ưu hoạt động quản lý đơn hàng
Hoạt động giao nhận hàng, thanh toán tác động rất lớn tới trải nghiệm khách hàng. Chính vì vậy, khi áp dụng mô hình D2C bạn cần quan tâm tới các yếu tố như:
- Thời gian giao hàng nhanh chóng.
- Chính sách vận chuyển, đổi trả đảm bảo quyền lợi 2 bên.
- Phương thức thanh toán thuận tiện.
Ưu tiên chất lượng dịch vụ trước và sau bán hàng
Dịch vụ khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng khiến khách hàng trung thành với thương hiệu. Chính vì vậy, hãy quan tâm tới quy trình và hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau mua. Những đánh giá tích cực sẽ là vũ khí giúp bạn nâng cao giá trị thương hiệu trong dài hạn.
Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp
Triển khai mô hình D2C trên các nền tảng như mạng xã hội, Website và sàn thương mại điện tử là cách tốt nhất để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường. Bán hàng đa kênh để nhanh chóng tăng độ phủ của thương hiệu là điều cần thiết.
Lời kết
D2C được đánh giá là mô hình hiệu quả trong nhiều lĩnh vực bởi việc loại bỏ các yếu tố trung gian. Tuy nhiên để triển khai D2C thành công, bạn cần hiểu rõ về mô hình cũng như xu hướng thị trường. Mong rằng bài viết từ Aemi đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về mô hình D2C.
Đăng ký tài khoản tại Aemi ngay để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về thị trường truyền thông nhé !”