featured image

Chiến lược SEO: Những điều bạn cần biết để Website lên top Google

14 Nov 2023

Chiến lược tiếp thị SEO là chìa khóa để mở ra tiềm năng phát triển thương hiệu của bạn. Thứ hạng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) quyết định lưu lượng truy cập tự nhiên đến trang web. Các chỉ số này sẽ tác động trực tiếp tới tỉ lệ chuyển đổi chuyển đổi và doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể đưa website lên top google, hãy cùng Aemi tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về chiến lược SEO

Tìm hiểu về chiến lược SEO

Chiến lược SEO là gì?

Giới thiệu chiến lược SEO

SEO (search engine optimization) được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, một phương pháp marketing trên nền tảng online. Vậy chiến lược SEO chính là toàn bộ các hoạt động như lập kế hoạch và triển khai ý tưởng nhằm mục tiêu tăng thứ hạng cho website trên công cụ tìm kiếm. 

Mục tiêu của chiến lược SEO

Chiến lược SEO của bạn có thể tập trung vào các mục tiêu như:

  • Tiếp thị nội dung: Cung cập tới người đọc những thông tin giá trị, xây dựng uy tín và sự kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu.
  • SEO onpage và SEO offpage: Tuân thủ các nguyên tắc áp dụng cho trang web và các yếu tố kỹ thuật giúp tăng thứ hạng cho website. 
  • Phân phối nội dung đa nền tảng: Tận dụng sức mạnh của các kênh social media để mở rộng phạm vi tiếp cận cho nội dung tại website. Đồng thời tăng cường các chỉ số đánh giá hiệu quả cho website. 

Cách phát triển chiến lược SEO hiệu quả

Cách phát triển chiến lược SEO hiệu quả

Cách phát triển chiến lược SEO hiệu quả

Hiểu về lĩnh vực kinh doanh và thị trường mục tiêu

Liệu rằng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn sẽ quan tâm đến điều gì tại website của bạn? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xác định về lĩnh vực mà trang web của bạn hướng tới. Từ đó nắm bắt về quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh và đối thủ của bạn.  

Xác định các vấn đề và thách thức

Để lường trước những rủi ro, bạn cần hiểu về cấc vấn đề và thách thức khi xây dựng một website đó là:

  • Cấu trúc website, các yếu tố về mặt công nghệ.
  • Xếp hạng của từ khóa.
  • Độ unique và tính xác thực của nội dung.
  • Ngân sách đầu tư cho hoạt động nâng cấp, bảo trì, sáng tạo nội dung.

Cách tối ưu hóa website

Tùy vào mỗi lĩnh vực ngành nghề, chúng ta sẽ xây dựng các chiến lược SEO khác nhau. Dưới đây là một số tip giúp bạn tối ưu website của mình hiệu quả:

  • Lựa chọn từ khóa phù hợp.
  • Xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung đáp ứng các check list SEO.
  • Nâng cấp và hoàn thiện cấu trúc website.
  • Xây dựng và phát triển liên kết chất lượng.
  • Tối ưu hiển thị và tốc độ tải trang và khả năng truy cập trên các thiết bị di động.

Đặt mục tiêu cho chiến dịch

Ngay khi xây dựng website, hãy xác định rõ mục đích chính của việc xây dựng website này là để tăng doanh thu hay tăng nhận diện thương hiệu. Mục tiêu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn triển khai kế hoạch SEO tối ưu và hiệu quả hơn. Hãy cụ thể hóa mục tiêu thông qua các chỉ số như doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, hay số khách hàng đăng ký tư vấn…

Hướng dẫn lập chiến lược SEO cho Website “cân” mọi update từ Google

Hướng dẫn lập chiến lược SEO cho Website "cân" mọi update từ Google

Hướng dẫn lập chiến lược SEO cho Website “cân” mọi update từ Google

Tập trung vào trải nghiệm người dùng

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần tuân thủ khi triển khai các chiến lược SEO đó chính là tập trung vào trải nghiệm người dùng. Điều này có nghĩa là bạn cần đảm bảo rằng khách hàng sẽ có trải nghiệm liền mạch khi truy cập website. Dưới đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao trải nghiệm người dùng. 

  • Tốc độ website: Theo như số liệu được cung cấp bởi Hubspot “cứ 1s tải chậm sẽ làm giảm đi 7% tỉ lệ chuyển đổi”, Môt website load quá chậm sẽ mang tới trải nghiệm rất tệ cho người dùng.
  • Thân thiện với thiết bị di động, đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng. Hãy sử dụng các công cụ như pagespeed insights để kiểm tra tính than thiện cho website. Từ đó có những cải tiến phù hợp tùy vào nền tảng và hệ thống quản lý của website.
  • Cấu trúc trang web (UX) đảm bảo sự điều hướng giữa các trang diễn ra thuận tiện. Điều này sẽ góp phần mang tới trải nghiệm liền mạch liên tục cho người dùng. 
  • Hạn chế và khắc phục các lỗi kỹ thuật như broken link hay lỗi 404. 
  • Các nội dung trùng lặp kém chất lượng sẽ không mang lại giá trị cho khách hàng. Điều này sẽ khiến google đánh giá thấp website của bạn. 

Thỏa mãn Search Intent – ý định tìm kiếm của người dùng

Mục đích tìm kiếm (còn được gọi là mục đích của người tìm kiếm) là lý do tại sao người dùng nhập một truy vấn cụ thể vào công cụ tìm kiếm. Để chiến lược SEO của bạn thêm thành công, hãy tập trung vào thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Thông thường search intent được chia thành 4 dạng sau:

  • Mục đích thông tin.
  • Mục đích thương mại.
  • Mục đích giao dịch.
  • Mục đích điều hướng.

Để hiểu và khai thác được search intent của khách hàng, chúng ta cần thực hiện quy trình sau:

1. Nghiên cứu từ khóa và hình thành ý tưởng nội dung

Bộ công cụ từ khóa chất lượng sẽ là nền tảng vững chắc giúp ích cho các hoạt động triển khai nội dung tiếp theo. Trong giai đoạn này, bạn hãy tận dụng các công cụ miễn phí như: Answer The Public, Google Trends hay các diễn đàn, trang hỏi đáp để tìm kiếm từ khóa và lên ý tưởng content. 

2. Lựa chọn từ khóa ưu tiên, từ khóa chính, từ khóa phụ

Chúng ta không thể tập trung vào tất cả từ khóa mình có. Vì vậy, hãy lựa chọn những từ khóa tiềm năng, có search volume cao, nhiều người quan tâm. Google Keyword Planner sẽ là công cụ giúp bạn nắm bắt xu hướng tìm kiếm và mức độ tăng trưởng của từ khóa. Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ có trả phí như: Ahrefs, Buzzsumo,..

Bên cạnh đó, hãy tận dụng social media để nắm bắt các tín hiệu từ phía người dùng: những nội dung nào đang được cộng đồng quan tâm, chia sẻ trên mạng xã hội. Từ đó tập trung vào những vấn đề đang được cộng đồng bàn tán sôi nổi.

Thấu hiểu khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung của mình nhắm mục tiêu tốt hơn. Mục tiêu hàng đầu của các công cụ tìm kiếm (như Google) là cung cấp các kết quả phù hợp cho người dùng. Vì vậy thỏa mãn search intent có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xếp hạng của bạn trong kết quả tìm kiếm.

Thiết kế Landing Page (Trang đích) ấn tượng

Thiết kế Landing Page (Trang đích) ấn tượng

Thiết kế Landing Page (Trang đích) ấn tượng

Landing page là một trang web được thiết kế có chiến lược nhằm xuất hiện ở vị trí tốt trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời thúc đẩy chuyển đổi hoặc thu thập thông tin khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Ngoài thiết kế ấn tượng trang đích này, bạn cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Tập trung vào các từ khóa cụ thể, được nhắm mục tiêu và mục đích tìm kiếm
  • Cung cấp tới người dùng nội dung giá trị thông qua góc nhìn cá nhân, những câu chuyện liên quan.
  • Gây ấn tượng với người xem bằng sự khác biệt so với các website top 10.

Đẩy Backlinks

Backlink sẽ là phương pháp tuyệt vời giúp bạn kéo traffic hiệu quả. Dưới đây là 6 tip giúp bạn tạo ra mạng lưới liên kết chất lượng cho website của mình

  • Đặt backlinks tại các trang có traffic, các chỉ số DA, PA cao.
  • Ưu tiên các nội dung được trích dẫn từ các nguồn chính thống có tầm ảnh hưởng.
  • Tăng tính authority cho website bằng các liên kết tự nhiên bằng cách đặt guest post hay backlink trong phần bài viết. 
  • Tận dụng anchor text chứa siêu liên kết giúp giữ chân và điều hướng khách hàng hiệu quả.
  • Xây dựng nối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng trong ngành và yêu cầu họ liên kết đến trang web của bạn.
  • Sử dụng site có cùng chủ đề để tăng tính tương tác với các nhóm khách hàng cụ thể và nhận được sự đánh giá cao từ google. 

Tối ưu hóa và mở rộng

Bên cạnh việc tiếp cận đối tượng mới, hãy tái khai thác lượng khách hàng ghé thăm website của bạn bằng các cách sau:

  • Tổng hợp danh sách khách hàng mục tiêu từ các kênh online như: Instagram, facebook, youtube… để lên kế hoạch tiếp thị lại.
  • Phát triển danh sách email để nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. 

Kỹ thuật chuyển đổi quyền sở hữu (Authority)

Đây là phương pháp bạn có thể áp dụng với mọi bài viết, ngay cả khi những bài blog mới nhất. 

Bước 1: Đăng tải bài blog mới

Bước 2: Tổng hợp trang liên quan có chứa backlink trên website của bạn và trỏ về bài viết mới. 

Bước 3:  Tạo mạng lưới liên kết nội bộ giữa các bài viết có liên quan tới bài viết mới. 

Kết luận

Xây dựng chiến lược SEO sẽ giúp bạn nắm bắt được danh sách việc cần làm để đạt được mục đích tăng thứ hạng website. Từ đó giúp bạn tập trung vào những thứ mang lại nhiều lưu lượng truy cập và doanh thu hơn từ SEO. 

Đăng ký tài khoản tại Aemi ngay để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về thị trường truyền thông nhé !